Công thức nhũ tương nhựa đường

Công thức nhũ tương nhựa đường lên quan đến một vấn đề rất phức tạp là tính ổn định. Một dung dịch không hòa tan, ổn định cần được bảo quản và vận chuyển thích hợp để chúng không bị phá vỡ cấu trúc
Tuy vậy, cấu trúc nhũ tương sẽ bị phá vỡ nhanh chóng ngay sau khi sử dụng trên mặt đường. Từ quan điểm kỹ thuật, các đặc tính quan trọng nhất của các nhũ tương nhưạ đường có thể được mô tả như sau:
·        Độ ổn định của nhũ tương;
·        Độ dính bám của nhũ tương;
·        Độ nhớt của nhũ tương.
1   Độ ổn định của nhũ tương
Có hai yêu cầu mâu thuẫn với nhau của nhũ tương nhựa đường, đó là tính ổn định trong quá trình tồn chứa, bảo quản và tốc độ phá vỡ cấu trúc ổn định khi tiếp xúc với cốt liệu để bảo đảm dính bám tốt.
1.1   Độ ổn định trong quá trình tồn chứa
Trong giai đoạn đầu của quá trình tồn chứa nhũ tương nhựa đường xãy ra hiện tượng lắng xuống do trọng lực. Hiện tượng lắng tạo ra hai lớp sản phẩm, ở phía trên là một lớp sản phẩm loãng, còn phía dưới là lớp sản phẩm đặc. Vận tốc chuyển động xuống phía dưới của các hạt vật chất này có thể ước tính được bằng cách sử dụng quy luật Stokes, trong đó tốc độ lắng của các hạt nhũ tương nhựa đường (V) được biểu diễn theo công thức sau:
V =
 
Trong đó:                        g =  Trọng lực
                                       r  = bán kính của hạt
                                       d1  = trọng lượng riêng của nhựa đường
                                       d2  = trọng lượng riêng của nhũ tương
                                       ŋ  = Độ nhớt của nhũ tương
Tuy nhiên, quy luật Stokes thường được áp dụng đối với các hạt chuyển động tự do. Trong nhũ tương nhựa đường, các hạt nhựa đường được sắp xếp chặt chẽ do vậy việc áp dụng quy luật Stokes không thể tránh khỏi tình trạng ước tính tốc độ lắng của các hạt sản phẩm lớn hơn so với thực tế.
Hơn nữa, ngoài trọng lực còn có hai lực khác cũng có tác dụng trong dung dịch nhũ tương, đó là lực đẩy và lực hút. Lực đẩy có nguồn gốc từ lực đẩy giữa các lớp tĩnh điện kép trên các giọt nhựa đường được tạo ra do chất tạo nhũ bị ion hóa. Nó có thể được tăng lên bằng cách tăng nồng độ các chất tạo nhũ và bị giảm đi bằng cách thêm vào nhũ tương một lượng dư các ion tích điện âm. Lực hút liên quan đến thể tích hoặc số lượng các hạt nhựa đường. Nếu các hạt đó có kích thước lớn hoặc nếu sự phân bố các hạt có kích thước đồng đều trên một diện rộng thì lực hút trở thành lực đẩy.
Sự kết lại của các hạt nhựa đường sau khi lắng động diễn ra qua hai giai đoạn. Trước hết các hạt nhựa đường kết lại thành búi như chùm nho tạo ra những chùm hạt nhựa đường. Hiện tượng này được coi là sự kết đám. Sau khi đã kết thành từng chùm, các hạt nhựa đường nhỏ bắt đầu hòa nhập với nhau tạo ra các hạt nhựa đường có kích thước lớn hơn, đây là một hiện tượng không thể đảo ngược được. Quá trình này có thể là tự phát hoặc nó có thể là do tác động của các hoạt động cơ học.
1.2   Tốc độ phá vỡ cấu trúc khi tiếp xúc với cốt liệu
Nhũ tương chứa các phân tử chất tạo nhũ cả ở thành phần nước và cả trên bề mặt các hạt nhựa đường. Một số ion trong chất tạo nhũ đã tạo ra các mixen (phân tử polyme). Trong một dung dịch nhũ tương đã ổn định sẽ hình thành và tồn tại một thế cân bằng. Nếu một số ion của chất tạo nhũ bị loại bỏ khỏi dung dịch, sự cân bằng sẽ được phục hồi lại bởi các ion từ các phân tử polyme và từ bề mặt của các hạt nhựa đường sẽ thay thế chúng. Hiện tượng này xuất hiện khi nhũ tương nhựa đường tiếp xúc với cốt liệu khoáng. Điện tích âm trên bề mặt cốt liệu nhanh chống hấp thu một số ion từ dung dịch nhũ tương nhựa đường, làm suy yếu điện tích trên bề mặt nhựa đường, điều đó khởi đầu cho quá trình đứt vỡ cấu trúc nhũ tương nhựa đường. Khi điện tích trên bề mặt nhựa đường bị suy yếu đến một điểm nào đó thì qua trình liên kết  giữa các hạt nhựa đường sẽ nhanh chóng xãy ra. Khi đó bề mặt các hạt cốt liệu sẽ được bao phủ trong các chuổi hydrocacbon và do đó nhựa đường được giải phóng kết dính mạnh mẽ vào bề mặt cốt liệu.
2   Độ kết dính của nhũ tương
Một yêu cầu cơ bản trong mọi ứng dụng có sử dụng nhựa đường là sự kết dính giữa các bề mặt rắn mà nhựa đường phải “làm ướt” để tạo ra diện tích tiếp xúc lớn nhất. Với các chất nền khô “sức căn bề mặt tới hạn” của cốt liệu phải đủ mức để đảm bảo nhựa đường lan ra dễ dàng trên bề mặt cốt liệu, kết quả là độ kết dính giữa nhựa đường và bề mặt cốt liệu thắng được lực kết dính nội tại của nhựa đường. Tuy nhiên khi bề mặt cốt liệu bị nước bao phủ và bị ướt sẽ gây ra một hiện tượng có 3 pha, hiện tượng này chỉ có thể xuất hiện nếu sự cân bằng của năng lượng tương tác thuận lợi cho các phân tử nhựa đường tiếp xúc được, hay còn gọi là làm ướt được bề mặt cốt liệu. Các chất tạo nhũ cation đặt biệt có hiệu quả ở việc làm giảm năng lượng bề mặt tự do của cốt liệu phân cực, tạo ra một điều kiện nhiệt động lực ổn định, một năng lượng bề mặt tối thiểu do đó chất tạo nhũ sẽ được hút vào bề mặt cốt liệu.
Hầu hết chất tạo nhũ cation là các chất chống bong, do đó sự liên kết ban đầu được đảm bảo. Tuy nhiên, chất lượng của sự liên kết giữa nhựa đường và cốt liệu phụ thuộc vào một số nhân tố như:
Chủng loại và số lượng chất tạo nhũ;
Phẩm cấp và các chất cấu thành của nhựa đường;
Độ pH của dung dịch chất tạo nhũ;
Kích cỡ hạt phân tán của nhũ tương
Chủng loại cốt liệu
3.  Độ nhớt của nhũ tương
Độ nhớt của nhũ tương là một yếu tố rất quan trọng vì phần lớn các loại nhũ tương được sử dụng dưới dạng phun. Sự phân bố của nhũ tương từ dàn phun nén là một hàm số của độ nhớt của nhũ tương đó. Do đó độ nhớt của cả nhũ tương anion và cation được nêu cụ thể trong tài liệu tiêu chuẩn Anh Quốc BS 434: phần 1 và phần 2: 1984. Độ nhớt của một nhũ tương phụ thuộc vào một số nhân tố đã được trình bày dưới đây.